Friday 30 July 2010

Lèo lái giữa biển tranh chấp



Lèo lái giữa biển tranh chấp


Zhang Mingliang & Yang Fang (The Straits Times) – DCVOnline lược dịch


Nhiều người phân tích Trung Quốc đã có nghi ngờ sâu xa và e ngại về chính sách của Mỹ ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông Nam châu Á – DCVOnline). Họ tin rằng ý định của Mỹ là ngăn phát triển của Trung Quốc và chen vào giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đang khác đang trong vòng tranh chấp.

Gần đây Trung Quốc đã quan tâm hơn nữa sau nhận xét của hai viên chức cao cấp của Hoa Kỳ. Trước nhất là Hoa Kỳ Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates mới đây đã lập lại chính sách của Mỹ trên biển Nam Trung Hoa tại cuộc Đối thoại Shangri–La ở Singapore. Việc thứ hai là Đại sứ Mỹ tại Philippines, Harry Thomas, nhận xét về ý định của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển.


Bộ trưởng QP Mỹ Robert Gates (2010)
Nguồn: iiss.org
Những nhận xét này có thể là những trả lời với tuyên bố gần đây của Trung Quốc hồi tháng Ba khi Bắc Kinh xác định biển Đông (biển Đông Nam châu Á – DCVOnline) là một trong những “lợi ích cốt lõi” của TQ. Tuy nhiên, Trung Quốc nên nhớ rằng, cùng với bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan, vùng biển Nam Trung Hoa vẫn luôn luôn được Washington coi như là một đường nứt có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của vùng Á châu–Thái Bình Dương. Do đó, vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc cần xét lại viễn cảnh của chính sách biển Nam Trung Hoa.

Có hai thành tố trong lập trường của Mỹ trên biển Nam Trung Hoa.

Đầu tiên là xu hướng chung trong quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Trong quá khứ, thái độ của Mỹ đối với biển Nam Trung Hoa là một sản phẩm phụ của mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã khai triển.

Trung Quốc đã liên tục chỉ trích phe Đồng Minh trong “Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản” chính thức chấm dứt Thế chiến II đã không xác định rõ về chủ quyền của cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc cho rằng Mỹ cố tình để cho các vấn đề chủ quyền (tại Hoàng Sa và Trường Sa) trong tình trạng mơ hồ. Khi quan hệ hai nước đã trở thành đối nghịch trong thập niên 1950 và những năm đầu của thập niên 1960, Mỹ phản đối việc Trung Quốc đưa lực lượng hải quân đổ bộ vào quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, kể từ cuối thập niên 1960, Mỹ đã hạn chế can thiệp vào vùng biển Nam Trung Hoa, đặc biệt là khi Trung Quốc xung đột với Việt Nam (Cộng hoà) trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và (với nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) tại Johnson Reef (Đá Gạc Ma) trong quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Sự im lặng của Washington về những vấn đề này đã gây thuận lợi cho Bắc Kinh, và không còn nghi ngờ gì, đó là kết quả của mối bang giao song phương đầm ấm giữa Mỹ và Trung Quốc thờ đó.

Nhưng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ lại một lần nữa tích cực vào cuộc trong vấn đề biển Nam Trung Hoa. Điều này được các quốc gia tranh chấp khác trong khu vực chào đón như là một răn đe cho tham vọng biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ đã có một tuyên bố chính thức vào tháng 5 năm 1995, xác định thế trung lập về vấn đề này. Vị trí này sau đó đã được Bộ trưởng Quốc phòng Gates lập lại tại Singapore hồi tháng trước.

Yếu tố thứ hai xác định lập trường của Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa là ích lợi căn bản của Mỹ trong việc duy trì tự do tiếp cận các đường truyền thông trên biển (sea lines of communication, SLOCs) ở biển Nam Trung Hoa – một điểm đã được ông Gates nhấn mạnh.


Những đường biển quan trọng tại vùng Đông Nam châu Á
Nguồn: juscc.gov
Kể từ khi Mỹ thực hiện chuyến tàu thương mại đầu tiên xuyên qua biển Nam Trung Hoa – từ New York đến Quảng Châu trong năm 1784 – tầm quan trọng của SLOCs trong khu vực này của thế giới đã tăng lên về mặt kinh tế và chiến lược, đối với Mỹ. Một trong những phương cách giải quyết chính của Mỹ để đánh bại Nhật Bản trong Thế chiến II là tiêu huỷ SLOCs của Nhật Bản tại biển Nam Trung Hoa, đường truyền thông nối liền Đông Nam Á đến Trung Quốc và Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ II, tự do đi lại trong biển Nam Trung Hoa đã được gắn chặt hơn nữa với lợi ích chiến lược của Mỹ.

Là một vùng biển nằm giữa Ấn Độ Dương và Đông Á, biển Nam Trung Quốc có giá trị chiến lược và kinh tế rất lớn. Mối lo ngại về tự do hàng hải, an ninh và an toàn của SLOCs ngày càng lớn vì những liên kết chiến lược lâu dài của Mỹ với các nước Đông Nam Á cũng như mực gia tăng thương mại đường biển của Mỹ qua khu vực này.

Mỹ đã cho biết rằng họ không có ý định đứng về phía nào trong những tranh chấp trên biển và đã kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các khiếu kiện tranh chấp trong biển Nam Trung Hoa. Điều này cũng phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Nó cũng là một cách giải quyết tích cực hơn để duy trì sự ổn định trong vùng Châu Á–Thái Bình Dương.

Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ là một trong những mối quan tâm chính trong các tính toán chiến lược của họ trong vấn đề biển Nam Trung Hoa. Washington lo ngại về các vùng biển trong thực tế là một tín hiệu tích cực cho các quốc gia tranh chấp khác. Tuy nhiên, sự kiện Mỹ sẵn sàng vào cuộc ở biển Nam Trung Hoa có thể không được Bắc Kinh hân hoan chào đón. Dù sao đi nữa thì sự tham gia của Mỹ có thể có lợi tất cả các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc.

Sự can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, của Mỹ trong vùng biển Nam Trung Hoa từ hơn nửa thế kỷ vừa qua là một thực tế là không thể thay đổi dễ dàng. Với tình hình này, vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc nên chấp nhận tình thế hiện tại, như thế sẽ giúp việc gầy dựng lòng tin giữa tất cả các quốc gia chung quanh và nâng cao sự ổn định trong khu vực.

Hoa Kỳ đã góp phần vào những nỗ lực để giải quyết vấn đề biển ít nhạy cảm. Trong tương lai, người ta chờ đợi Mỹ sẽ giải quyết các mối đe dọa thường xẩy ra hơn ở biển Nam Trung Hoa, chẳng hạn như nạn hải tặc, những nguy hiểm hải hành, thiên tai, ô nhiễm biển, và các vấn đề an ninh khác.




© DCVOnline





Nguồn: Navigating a sea of conflicting claims, by Zhang Mingliang & Yang Fang for The Straits Times.

Tác giả Zhang Mingliang là thành viên thỉnh giảng và Yang Fang là nhà nghiên cứu tại Trường Quốc tế học (RSIS) S. Rajaratnam, thuộc Nanyang Technological University ở Singapore.

Thursday 29 July 2010

Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc


Thứ năm 29 Tháng Bẩy 2010
Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc
Hàng không mẫu hạm Trung Quốc (DR)
Hàng không mẫu hạm Trung Quốc (DR)
Đức Tâm

Trong những ngày vừa qua, Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt trước lời kêu gọi của Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN - và Hoa Kỳ cần phải tôn trọng quyền tự do thông thương đường biển và trên không tại vùng Biển Đông. Bắc Kinh phản đối quốc tế hóa và chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ song phương.

Giới phân tích cho rằng chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã thúc đẩy ASEAN phải có lập truờng chung và hợp tác với Mỹ để đối phó. Cũng chính những ý đồ của Trung Quốc muốn kiểm soát, khống chế Biển Đông, hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng biển quốc tế đã buộc Hoa Kỳ phải quan tâm trở lại khu vực này.

Đằng sau những tuyên bố mạnh mẽ như vậy, Bắc Kinh có thể phản ứng tới mức độ nào ? Theo ông Dương Danh Dy, chuyên gia về Trung Quốc, thì không nên coi nhẹ phái hiếu chiến tại Trung Quốc. Khi nói đến vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông, ông nêu ra hai suy nghĩ : thứ nhất là một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, tỏ ra thận trọng về thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc. Vấn đề thứ hai là dường như người Mỹ chưa thực sự hiểu được giới lãnh đạo Trung Quốc.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn chuyên gia Dương Danh Dy.

RFI : Xin chào chuyên gia Dương Danh Dy, tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 cũng như trên Diễn đàn an ninh khu vực ARF vừa được tổ chức trong tuần trước tại Hà Nội, các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ đều khẳng định quyền tự do thông thương trên biển và trên không tại vùng Biển Đông. Thậm chí, ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton còn nhấn mạnh là việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông có vai trò then chốt trong việc bảo đảm ổn định trong khu vực. Phải chăng lần này, do thái độ hung hăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông đã buộc cả ASEAN và Mỹ phải lên tiếng và bày tỏ thái độ ?

Chuyên gia Dương Danh Dy : Tôi nghĩ, câu hỏi đã nói rõ phần nào rồi. Nhưng tôi xin nói thêm. Thái độ của Trung Quốc đối với Biển Đông bắt đầu chuyển biến từ tháng hai, tháng ba năm 2009 đã có những biến chuyển xấu, như chuyện họ thành lập đoàn tàu ngư chính đi tuần tra hải đảo, xua đuổi ngư dân các nước, đâm vỡ tàu các nước.

Nhưng bắt đầu từ tháng ba năm 2010, có một số sự kiện mà tôi nhắc lại đây để các độc giả, thính giả của RFI và các bạn khác ở trên thế giới biết rằng ngày mồng một tháng ba năm 2010, luật bảo vệ hải đảo nước CHND Trung Hoa chính thức được thực thi. Phân cục Biển Đông cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cục Hải dương và nghề cá tỉnh Quảng Đông đã quy hoạch bảo vệ tỉnh Quảng Đông đã hoàn thành bản thảo đầu tiên và báo cáo lên trên, trong đó có việc công khai đấu thầu quyền sử dụng một hai hòn đảo không có người ở thuộc tỉnh này. Tôi đã cảnh báo tin này. Nhưng hình như dư luận thế giới không chú ý tin này lắm. Và gần đây tỉnh Hải Nam cũng đề xuất vấn đề trên, Quảng Đông không liên quan đến Biển Đông nhưng Hải Nam thì động chạm trực tiếp tới các nước có liên quan rồi.

Cũng trong tháng ba, Trung Quốc đã ngầm nói với James Steinberg (thứ trưởng Ngọai giao Mỹ) rằng Trung Quốc đặt Biển Đông là khu vực lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Lúc đó, họ chỉ nói ngầm thôi. Nhưng đến ngày 13/07/2010, Tần Cương, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đưa ra định nghĩa rõ ràng : Chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển quốc gia đều thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc chỉ quy định Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là lợi ích cốt lõi của họ. Và bây giờ Biển Đông đã được nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cũng thuộc phạm vi trên.

Đây là lần đầu tiên, Biển Đông được Bắc Kinh chính thức coi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Cần phải thấy, từ ngữ « cốt lõi » ẩn chứa hàm nghĩa khi lợi ích này bị xâm phạm thì Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ. Rõ ràng là Trung Quốc đã và đang có sự chuẩn bị ráo riết về các mặt cho công việc này.

Cho nên trước thái độ hung hăng, ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc như vậy ở Biển Đông, tất nhiên, các nước ASEAN và cả người Mỹ nữa phải có một sự nhìn nhận lại và thấy rằng không thể không tìm cách, không có biện pháp để đối phó với ý đồ bành trướng, bá quyền đó.

RFI : Cách nay vài ngày, Trung Quốc đã có phản ứng về những đề nghị của ASEAN và của Mỹ cần phải tiến hành đàm phán và giải quyết hòa bình và cần phải tôn trọng quyền tự do thông thương đường biển, trên không ở khu vực Biển Đông. Trung Quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Anh nhận định thế nào về phản ứng của Trung Quốc, liệu Trung Quốc dám dùng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình hay không ?

Chuyên gia Dương Danh Dy : Tôi xin nói thẳng rằng người Trung Quốc đã sẵn sàng. Trong một bài viết cách đây cũng khá lâu, tôi đã cung cấp thông tin là 92% dân mạng Trung Quốc đồng ý dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Lúc đó, dân mạng có khoảng 380 triệu. Hiện nay là 420 triệu. 90% của 400 triệu tức là có khoảng 360 triệu dân mạng Trung Quốc sẵn sàng. Dân mạng Trung Quốc, theo tôi, phần đông là những người trẻ, có tri thức, có hiểu biết mà họ còn quan niệm như vậy.

Gần đây, ông Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, trong một buổi phát biểu nội bộ, đã nói rằng chúng ta phải sẵn sàng cả hai tay. Cả hòa bình, cả chiến tranh và tay nào cũng phải cứng. Cho nên, chuyện Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông không phải là chuyện có thể mà khả năng chắc chắn có thể xẩy ra nếu như tham vọng bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ngăn chặn.

Quay lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông mà ASEAN ký với CHND Trung Hoa năm 2002, tôi phải nói thẳng là những người lãnh đạo ASEAN lúc đó đã có cái nhìn khá xa về âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Cho nên, trong điều 5 có viết là các bên cam kết tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp và gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, v.v. kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống.

Như vậy, ngay từ năm 2002, người ta đã dự tính đến chuyện này và đến năm 2010, cái điều mà Tuyên bố ứng xử đã đề phòng, e ngại, thì bây giờ xẩy ra. Trung Quốc công khai tuyên bố là họ sẽ bán đấu thầu quyền sử dụng những đảo không có người ở tại Biển Đông.

RFI : Đứng trước phản ứng dữ dội và quyết liệt của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, theo anh nhận định thì Mỹ sẽ có thái độ ra sao ?

Chuyên gia Dương Danh Dy : Vừa rồi, người ta cứ nói là ASEAN đoàn kết, rồi Mỹ trở lại. Nói rất nhiều về chuyện này. Theo tôi, đúng là nội bộ ASEAN là một khối đoàn kết thống nhất và càng ngày càng đoàn kết thống nhất hơn. Nhưng một trong những nguyên nhân đẩy mạnh sự đoàn kết và thông cảm trong nội bộ khối ASEAN chính là do tác nhân Trung Quốc. Việc Mỹ quay trở lại Biển Đông, tuyên bố mạnh mẽ hơn về Biển Đông là chính do người Trung Quốc gây ra, chứ không phải do ai cả.

Ngày 07/07 vừa rồi, tôi dự hội thảo Việt-Mỹ nhân dịp 15 năm hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Đại sứ của Mỹ tại Việt Nam tuyên bố thái độ rất là mập mờ, nước đôi về Biển Đông. So với những tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton trong cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN thì khác hẳn. Rõ ràng là Mỹ đã tiến một bước rất dài trong vấn đề này.

Theo tôi, ngoài những nguyên nhân lợi ích của Mỹ sẽ bị động chạm nếu Trung Quốc tiến hành những việc mà họ đã tuyên bố ở Biển Đông, thì mọi việc do chính Trung Quốc gây ra. Nếu Trung Quốc không có tuyên bố, không có hành động như vậy, tôi nói thẳng, chưa chắc là Mỹ có sự quay trở lại và đã có những tuyên bố mạnh mẽ như vậy.

RFI : Xem xét sự ràng buộc về quyền lợi giữa Mỹ và Trung Quốc, nhìn về quá khứ, anh có nghĩ rằng một số nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, vẫn có thể có hoài nghi về thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc ?

Chuyên gia Dương Danh Dy : Là người có quá trình theo dõi quan hệ Trung-Mỹ từ những năm 50 và đặc biệt là từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, tôi thấy quan hệ Trung-Mỹ có nhiều vấn đề phải nghiên cứu. Nhìn vào quan hệ Trung-Mỹ, đối với người Việt Nam cũng như với một số nước khác trong ASEAN, như Philippines chẳng hạn, thì đúng là còn những nghi hoặc, còn chưa tin người Mỹ.

Tôi xin nói thật, người Mỹ tính toán rất sòng phẳng, rất tàn nhẫn. Khi thấy không có lợi là lập tức họ cắt cầu, không còn tình, còn nghĩa gì cả.

Mặc dù không muốn khơi lại chuyện cũ, tôi vẫn xin đưa ra thí dụ. Khi thấy tình hình Nam Việt Nam không xong, sẽ thất bại, thì người Mỹ sẵn sàng từ bỏ mọi cam kết.

Tháng giêng năm 1974, họ bật đèn xanh cho người Trung Quốc xâm chiếm, lấy nốt nửa Hoàng Sa của Việt Nam, từ tay chính quyền Sài Gòn, cũng là do Mỹ bực tức, hậm hực trước thất bại ở Việt Nam.

Tháng giêng năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình sang thăm Mỹ, gặp tổng thống Carter đã nói rõ là sẽ đánh Việt Nam. Tổng thống Mỹ lúc đó không dám phản đối, không dám can thiệp, thậm chí còn giữ im ý đồ đó, không cho thế giới biết. Những việc này làm cho người Việt Nam không tin.

Đối với Philippines, hiện nay, Mỹ vẫn coi là đồng minh. Mọi người đều biết trước đây, căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Philippines, v.v.

Cho nên, tôi cho rằng nếu Trung Quốc cho Mỹ một lợi ích gì đó, lớn hơn Biển Đông thì chắc chắn là người Mỹ không từ chối và lúc đó, người ta cũng sẽ bỏ Biển Đông. Chỉ có điều là hiện nay, Biển Đông có lợi ích quá lớn mà Trung Quốc, theo tôi tính, thì không thể có gì tương xứng để cho Mỹ cả.

Mặt khác, nói cho công bằng, khi người Mỹ đã thấy ra vấn đề thì họ làm, họ sửa.

RFI : Đặt giả thuyết Mỹ có thái độ kiên quyết trong việc bảo vệ quyền tự do thông thương ở vùng Biển Đông và Mỹ muốn đối phó với Trung Quốc. Vậy theo anh, Mỹ có thể làm được hay không. Sở dĩ tôi nêu vấn đề này, bởi vì trong một bài phân tích gần đây, anh có nhấn mạnh đến một việc : Mỹ không hiểu Trung Quốc. Là một chuyên gia nghiên cứu từ nhiều năm nay về Trung Quốc, xin anh giải thích rõ hơn điểm này ?

Chuyên gia Dương Danh Dy : Tôi phải nói thêm một điều trước khi trả lời câu hỏi này. Tại Hội nghị ở Hà Nội, ngoại trưởng Dương Khiết Trì không trả lời gay gắt lắm đâu. Báo chí chính thức, mạng chính thức của Trung Quốc cũng không phản đối gay gắt lắm đâu. Nhưng mấy hôm gần đây, tôi vào mạng và thấy, từ ông Dương Khiết Trì cho đến tất cả các báo chính thức, Hoàn Cầu thời báo, báo Nhân Dân, các báo mạng quân sự của Trung Quốc, đều phê phán Mỹ trở lại Biển Đông, phê phán Việt Nam lợi dụng danh nghĩa chủ tịch ASEAN để lôi kéo Mỹ trở lại Đông Nam Á v.v.

Biển Đông là lợi ích sống còn của Mỹ, rất thiết thân cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Biển Đông mà phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc hay Biển Đông có chiến tranh, có nổi sóng, thì Mỹ không yên. Cho nên, chúng tôi tin vào sự trở lại của nước Mỹ. Nhưng, ngoài lợi ích mà Trung Quốc có thể cho Mỹ, lớn hơn cả Biển Đông, thì tôi còn ngại một điểm nữa. Tức là người Mỹ, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Mỹ nghiên cứu về Trung Quốc chưa sâu và chưa thấy hết, xin lỗi là tôi phải dùng cái chữ âm mưu, thủ đoạn, những sách lược trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Tôi muốn đưa một ví dụ về kinh tế. Khi người Mỹ thấy rằng giá của đồng nhân dân tệ không đúng với thực tế, cho nên Trung Quốc rất có lợi, thì mỗi lần bị ép, Trung Quốc chỉ nhích lên, tăng lên một tí. Thế là làm cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ hả hê : À hóa ra Trung Quốc cũng nhượng bộ mình đây. Nhưng thực ra, giá trị vừa rồi họ nâng giá là 0,43%, trong khi đó, ông Obama nói là đồng Nhân dân tệ phải nâng lên 20% thì mới đúng giá trị thực của nó. Hay là khi thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đối với Mỹ quá cao. Mỹ phàn nàn, thì lập tức họ đặt một đơn hàng một vài tỷ đô la về máy bay Boeing thế là Mỹ hài lòng, cho rằng Trung Quốc nhượng bộ. Nhưng thực ra, Trung Quốc vẫn giữ phần lợi về họ.

Còn trong việc đánh giá Trung Quốc, trong bài góp ý với ông (Joseph) Nye, tôi xin mạn phép nói lại. Ông Nye có nói rằng muốn hạn chế Trung Quốc thì phải làm cho Trung Quốc thấy cái giá mà họ phải trả là đắt. Nhưng tôi đã nói lại rằng với người Mỹ, với chúng ta, ai cũng nghĩ sinh mạng là cái giá đắt nhất. Người Mỹ khi hy sinh đến 50 000 ở Việt Nam là thấy ớn rồi. Hơn 10 000 ở Afghanistan là thấy ớn rồi. Nhưng người Trung Quốc thì từ ông Mao Trạch Đông, cho đến ông Đặng Tiểu Bình và cho đến ông Trì Hạo Điền bây giờ, người ta sẵn sàng hy sinh một nửa dân Trung Quốc. Người ta không sợ. Một nửa dân Trung Quốc thời Mao Trạch Đông là 300 triệu người. Thời ông Đặng Tiểu Bình là 500 triệu người. Thời ông Trì Hạo Điền hiện nay là 700 triệu người. Cho nên người Mỹ đánh giá Trung Quốc không đúng.

Có mấy vị giáo sư rất nổi tiếng mà tôi không tiện nêu tên, hy vọng rằng với những số sinh viên đi học ở Mỹ, ở Tây Âu về thì sẽ cải thiện được tình hình dân chủ ở Trung Quốc. Tôi đã chỉ ra rằng, 30 năm mở cửa của Trung Quốc, thì những người tốt nghiệp đầu tiên đã có 25 năm, tức là một phần tư thế kỷ công tác ở Trung Quốc. Liệu đã có ai vào được Bộ Chính trị (Đảng cộng sản Trung Quốc) trong số những người này chưa ? Liệu có ai vào Trung ương chưa ? Liệu có ai làm được bộ trưởng chưa ? Có thay đổi được không khí dân chủ ở Trung Quốc hay không ?

Tôi xin nói thật. Dân Trung Quốc rất tốt, rất anh hùng, rất vĩ đại. Nhiều người đối xử rất khảng khái, vô tư, anh hùng, trượng nghĩa. Tôi ở Trung Quốc nhiều năm, tôi biết. Nhưng tôi có cảm giác, đã là người lãnh đạo của Trung Quốc thì có thể nói là 99,9% trong số họ luôn luôn đại diện cho lợi ích nước lớn. Bây giờ đương là lúc Trung Quốc dấu mình chờ thời. Họ rút kinh nghiệm cái thời Mỹ và Liên Xô đấu tranh với nhau về hệ tư tưởng, chính trị thì thành phe thành khối, quân sự thì thành Vacxava, thành NATO, v.v. Cứ đối nhau chan chát. Cuối cùng, Liên Xô thua Mỹ. Cho nên bây giờ, họ không dại gì đối đầu trực diện với Mỹ. Những cái nào họ thấy chưa đủ lực, chưa đủ sức, chưa hợp thời cơ để đấu Mỹ thì họ vui lòng khuất phục, họ cam chịu.

Nhưng tôi tin rằng cái thời kỳ đó không còn dài nữa. Bởi vì ngay trong nội bộ người Trung Quốc, chúng ta đã thấy những khuynh hướng hiếu chiến rất rõ. Cuốn « Người Trung Quốc có thể nói không », xuất bản cuối thế kỷ trước, và gần đây nhất là cuốn « Người Trung Quốc không vui » cũng đều cho thấy tư tưởng bá quyền.

Tôi xin nói thêm, bài của thượng tướng Trì Hạo Điền, nguyên bộ trưởng bộ Quốc phòng Trung Quốc viết gần đây mà tôi đã giới thiệu, tôi đã dịch ra tiếng Việt, để cho thấy rằng phái diều hâu, phái chủ chiến ở Trung Quốc rất mạnh. Cho nên tôi thực lòng mà nói với các bạn Mỹ là đừng ảo tưởng đối với một số người lãnh đạo Trung Quốc.

source

RFI Vietnamese

Wednesday 28 July 2010

Quân đội Mỹ, Nam Triều Tiên hài lòng về kết quả cuộc tập trận


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Tư, 28 tháng 7 2010

Quân đội Mỹ, Nam Triều Tiên hài lòng về kết quả cuộc tập trận

Cuộc diễn tập “Tinh thần bất khuất” đã diễn ra trong vùng Biển Nhật Bản với sự tham dự của khoảng 8.000 binh sĩ Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên
Hình: U.S. Navy

Cuộc diễn tập “Tinh thần bất khuất” đã diễn ra trong vùng Biển Nhật Bản với sự tham dự của khoảng 8.000 binh sĩ Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên


Các viên chỉ huy của quân đội Mỹ và Nam Triều Tiên bày tỏ hài lòng về kết quả cuộc tập trận 4 ngày nhằm cảnh cáo Bắc Triều Tiên.

Khoảng 20 chiến hạm, 200 phi cơ và 8.000 nhân viên quân đội đã tham gia cuộc diễn tập ở Biển Nhật Bản, kết thúc ngày hôm nay với những vụ dội bom và thao dượt chống tàu ngầm qua hệ thống máy vi tính.

Tại Seoul, một viên chức thuộc Bộ Tham mưu Hỗn hợp cho báo chí biết rằng quân đội nước ông đã củng cố lòng tin là dựa trên quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ họ có thể thể răn đe hành động xâm lăng của Bắc Triều Tiên.

Một nhật báo Mỹ trích lời một viên hạm trưởng tham gia cuộc tập trận nói rằng ông tin là Bắc Triều Tiên chú tâm tới hành động này và tín hiệu của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã được đánh đi một cách rõ ràng.
source
VOA Vietnamese

Monday 26 July 2010

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ diễn tập ở bán đảo Triều Tiên


Tàu ngầm hạt nhân Mỹ diễn tập ở bán đảo Triều Tiên
,

Hôm nay (6/7), các tàu chiến, trực thăng của Mỹ và Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn tập trận chống tàu ngầm trong cuộc diễn tập hải quân trên bán đảo Triều Tiên. Động thái này theo quan chức Mỹ là một lời cảnh báo với Bình Nhưỡng rằng, bất kể hành động gây hấn nào trong khu vực sẽ không được dung tha.

>> Khẩu chiến Mỹ - Triều tại Diễn đàn An ninh khu vực

Một tổ điều tra quốc tế đã đổ lỗi cho Triều Tiên làm chìm tàu chiến của Hàn Quốc khiến 46 thuỷ thủ thiệt mạng. Theo quan chức Seoul, đây là vụ tấn công quân sự tồi tệ nhất với Hàn Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Cuộc tập trận mang tên “Tinh thần bất khuất” kéo dài bốn ngày có sự tham gia của 20 tàu (đặc biệt là một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ), 200 máy bay và khoảng 8.000 thuỷ thủ Mỹ - Hàn ở vùng biển phía đông của Hàn Quốc. Triều Tiên đe doạ sẽ trả đũa quyết định tiến hành diễn tập. Cho tới nay, Bình Nhưỡng vẫn phủ nhận trách nhiệm liên quan tới vụ chìm tàu Cheonan.

Tại khu vực vùng biển phía đông, các máy bay chiến đấu tập hợp thành đội hình bay trên không còn trực thăng thì lượn sát tàu chiến Hàn Quốc, một số máy bay diễn tập chức năng tiếp dầu trên không.

Giai đoạn tập trận chống tàu ngầm – liên quan tới cả hoạt động chống hạm và chống máy bay – đặc biệt quan trọng vì theo các nhà điều tra quốc tế, một quả ngư lôi bắn ra từ một tàu ngầm Triều Tiên đã làm chìm tàu Cheonan trọng tải 1.200 tấn của Hàn Quốc.

"Nguy cơ từ Triều Tiên là luôn tồn tại vì không thể dự đoán trước”, David Lausman, sĩ quan chỉ huy tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ cho biết. Tàu sân bay này được điều động tham gia diễn tập và xuất phát từ cảng ở Nhật Bản. "Vụ chìm tàu Cheonan là ví dụ căn bản”.

Bình Nhưỡng đã phản đối mạnh mẽ cuộc diễn tập, coi đó là sự khiêu khích và đe doạ sẽ đáp trả. Bình Nhưỡng thề sẽ phản ứng bằng “cuộc chiến tranh thần thánh” và một “cuộc ngăn chặn hạt nhân hùng mạnh”.

"Mỹ và Hàn Quốc cuối cùng đã châm ngòi cho một cuộc chiến mới, Triều Tiên sẽ huy động mọi tiềm năng quân sự to lớn của mình gồm cả ngăn chặn hạt nhân để phòng thủ và chặn bước những kẻ gây hấn”, hãng Thông tấn xã trung ương Triều (KCNA) hôm nay dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kim Yong Chun như vậy.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo chưa có dấu hiệu gì từ phía quân đội Triều Tiên khi cuộc tập trận bắt đầu.

Quan chức Mỹ thì khẳng định, cuộc tập trận diễn ra cách xa biên giới Triều Tiên, và không hề nhằm mục tiêu khiêu khích, nhưng cũng gửi tới Bình Nhưỡng thông điệp rằng, một hành động gây hấn trong khu vực sẽ không được dung thứ.

Ray Hesser, phụ trách đội trực thăng chống tàu ngầm trên George Washington nói, tàu ngầm Triều Tiên phần lớn bị hạn chế hoạt động ở vùng biển nông, ven bờ.

Sự kiện diễn tập xảy ra khi Mỹ đang tiến hành một nỗ lực ngoại giao nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton trong chuyến thăm Seoul tuần trước đã tuyên bố, Mỹ sẽ áp dụng lệnh cấm vận mới với Triều Tiên nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân và trừng phạt nước này xung quanh vụ chìm tàu.

EU cũng đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới với Bình Nhưỡng.

Hình ảnh tập trận chống tàu ngầm

a
Tàu ngầm lớp Los Angeles tham gia diễn tập

s
Trực thăng lượn trên tàu chiến

Tàu sân bay USS George Washington (thứ ba bên phải) trong đội tàu tham gia tập trận

g
Cuộc tập trận hải quân Mỹ - Hànbước sang giai đoạn diễn tập chống tàu ngầm

Các máy bay trên tàu sân bay USS George Washington

a
Diễn tập tiếp dầu trên không

Tàu sân bay USS George Washington

a
USS George Washington dẫn đầu đội tàu tham gia diễn tập
  • Thuỵ Phương (Theo AP, Reuters, THX)
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201007/Tau-ngam-hat-nhan-My-dien-tap-o-ban-dao-Trieu-Tien-924863/

Sunday 25 July 2010

Mỹ, Nam Triều Tiên bắt đầu cuộc diễn tập hải quân


VOA Tiếng Việt Cập nhật Chủ nhật, 25 tháng 7 2010

Mỹ, Nam Triều Tiên bắt đầu cuộc diễn tập hải quân

Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ USS George Washington tại cảng Busan, Nam Triều Tiên, ngày 24 tháng 7, 2010
Hình: ASSOCIATED PRESS

Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ USS George Washington tại cảng Busan, Nam Triều Tiên, ngày 24 tháng 7, 2010


Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên hôm chủ nhật bắt đầu cuộc diễn tập hải quân chung mà Bắc Triều Tiên dọa là sẽ dẫn tới một “cuộc chiến tranh thần thánh” dựa trên “khả năng răn đe hạt nhân” của mình.

Cuộc diễn tập mang tên “Tinh thần bất khuất” sẽ diễn ra tới ngày thứ tư tuần này trong vùng Biển Nhật Bản, với khoảng 8.000 binh sĩ Mỹ và Nam Triều Tiên.

Có 20 tàu chiến tham gia trong cuộc tập trận chung này, trong đó có tàu sân bay USS George Washington chạy bằng hạt nhân cùng với 5.000 binh sĩ hải quân và không quân.

Trong số khoảng 200 chiếc máy bay trong cuộc diễn tập có các máy bay chiến đấu F-22 Raptor, là những phi cơ chiến đấu hiện đại nhất trong Không Lực Hoa Kỳ.

Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên hôm thứ bảy đe dọa sẽ tiến hành điều mà họ gọi là “một cuộc chiến tranh thần thánh” chống lại Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên nếu hai nước này xúc tiến các cuộc tập trận trên biển.

Trong khi đó, giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên khẳng định các cuộc diễn tập hải quân này là một cuộc biểu dương lực lượng quan trọng nhằm ngăn chặn những sự gây hấn hơn nữa từ Bắc Triều Tiên.

source

VOA Vietnamese

Wednesday 21 July 2010

the last of the photos from the collection of Lloyd Howard, HHT,67-68


TROOPER PHOTOS


This week we view the last of the photos from the collection of Lloyd Howard, HHT,67-68. BB

ARVN LT. Lone Van Lock

I believe this is the best stuck Tank I have ever seen!
There's got to be a story here?

CH47 Leaving the AO

CO's Hooch and Jeep Driver

HHT Mechanic, Name?

LT Silva, Mail Officer

Name?, Went to D Troop LRRPs

ARVN LT. Two

Lloyd Howard holding RPG

3/4 Ton Tour Bus

Trooper Bill Kessler

A Pause for the Cause along Hwy 13

Home away from home. HHT Billets

Home in need of a roof.

source
http://www.quarterhorsecav.org/WEEK3.htm

WELCOME TO OLE' BILL'S WEEKLY NEWSLETTER

July 2010 - Week 3

Tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc


Thứ năm, 22/7/2010, 11:24 GMT+7

Ngôi sao của hạm đội 7 Mỹ, USS George Washington, cập cảng Busan của Hàn Quốc hôm qua.

Đây là chuyến ghé thăm cảng đầu tiên của USS George Washington (CVN 73) trong đợt tuần tra mùa hè 2010 ở vùng biển tây Thái Bình Dương và là lần thứ hai chiến hạm này đến Busan từ tháng 10/2008.
Lính hải quân Mỹ mặc thường phục đi bên cạnh tàu sân bay.
Phóng viên Hàn Quốc đi dạo trên USS George Washington.
Một thủy thủ Mỹ đứng cạnh chiếc phi cơ hỗ trợ trinh sát E-2 Hawkeye Airborne Early Warning.
Một chiếc phi cơ chiến đấu F-18 Hornet trên boong USS
Tháp tùng tàu sân bay George Washington còn có ba tàu khu trục.
USS George Washington, trọng tải 97.000 tấn, được mệnh danh là "ngôi sao của hạm đội 7" Mỹ. Nó sẽ tham gia cuộc tập trận chung giữa Mỹ với Hàn Quốc sắp tới.

Hải Minh (Ảnh: AFP)

source

http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/07/3BA1E594/

Tuesday 6 July 2010

Mỹ điều tàu ngầm để thị uy



Tàu ngầm của Hoa Kỳ

Hiện diện chưa từng chứng kiến của loạt tàu ngầm Mỹ

Tin cho hay, trong một diễn biến ít ai biết tới, ngay trước khi Trung Quốc loan báo tập trận tại Đông Hải (30/06-05/07), Mỹ đã điều ba tàu ngầm tới các cảng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong nói hôm thứ Hai 28/06, ba tàu ngầm thuộc loại lớn nhất trong Hạm đội 7 của Mỹ được điều động trong màn thị uy "chưa từng thấy kể từ cuối Chiến tranh lạnh".

Đó là các tàu USS Michigan, được điều tới Pusan, Hàn Quốc; tàu USS Ohio tới Vịnh Subic của Philippines; và tàu USS Florida tới Diego Garcia trong Ấn Độ Dương.

Việc điều động này được nhận xét là chỉ dấu cho thấy sự leo thang trong hoạt động dưới đáy biển ở Đông Á.

Báo Hong Kong cho hay ba tàu ngầm hạng Ohio này vừa được nâng cấp từ sử dụng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chuyển sang dùng các vũ khí tối tân hơn như thiết bị do thám hiện đại và số lượng lớn tên lửa Tomahawk chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Tổng số tên lửa mà ba tàu này mang trên mình lên tới 462 chiếc Tomahawk.

Một quan chức quốc phòng hoạt động lâu năm ở Á châu được trích lời nói đây là lượng hỏa lực vô cùng lớn.

Quan chức giấu tên này nói: "Đây là dấu hiệu nữa cho thấy Hoa Kỳ đang kiên quyết duy trì vị thế thống lĩnh về quân sự ở châu Á. Làm động tác này lộ liễu như vậy, Mỹ muốn chuyển thông điệp cho Bắc Kinh và các nước khác, kể cả đồng minh lẫn không đồng minh."

Bắn đạn thật

Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại khu vực Đông Hải trong sáu ngày, bắt đầu từ thứ Tư 30/6.

Có đồn đoán nước này đem vào thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo chống tàu chiến tối tân nhất mà chưa quốc gia nào sử dụng.

Báo Bưu điện Hoa Nam nhận định rằng quyết định của Mỹ, đưa ra chỉ trước đó hai ngày, có thể là phản ứng của Washington trước quan ngại của các nước láng giềng trong khu vực, vốn đã "kín đáo yêu cầu Mỹ có hành động trước thái độ ngày càng mạnh bạo của hải quân Trung Quốc tại Đông Á".

Một quan chức ngoại giao được dẫn lời nói: "Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Australia - tất cả các nước này đều đã nhiều lần phản ánh quan ngại của mình đằng sau hậu trường."

"Không có chủ đề nào "nóng" hơn câu chuyện về tham vọng hải quân của Trung Quốc."

Tại Washington thì đang xuất hiện quan ngại về lượng hỏa tiễn ngày càng lớn ở Đông Á.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ước tính rằng Trung Quốc đã tăng con số tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa hành trình chuẩn xác.

Báo cáo mới nhất của bộ này về quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc cho hay con số tên lửa tầm ngắn ghi được vào cuối tháng 9/2008 là từ 1.050 tới 1.150, nay tăng 100 chiếc/năm, tập trung vào Đài Loan.

Trong cuộc tập trận mới kết thúc, giới quan sát nói có thể Bắc Kinh mang ra thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo có tên gọi là "sát thủ của hàng không mẫu hạm" (aircraft carrier killer).

Được bắn đi từ bệ phóng lưu động, loại hỏa tiễn này có sức công phá rất lớn và sẽ khiến Hoa Kỳ phải cân nhắc lại hoạt động của các hàng không mẫu hạm, nhất là số tàu mà nước này duy trì ở Hạm đội 7 tại Nhật Bản.

source

BBC Vietnamese

Tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự


Greg TorodeNguyên Hân lược dịch


Tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự


Trong một cuộc triển khai được ghi nhận là hiếm thấy hôm thứ Hai tuần rồi, ba tàu ngầm lớn nhất của Hoa Kỳ cập bến ở ba hải cảng trong vùng Á châu Thái Bình Dương như một cuộc biểu dương sức mạnh của Đệ thất Hạm đội, hải quân Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt.

Sự hiện diện của USS Michigan ở thành phố cảng Pusan, Nam Hàn, chiếc USS Ohio vào vịnh Subic, Phi Luật Tân, và chiếc USS Florida vào đảo Diego Garcia, một tiền đồn mang tính chiến lược ở biển Ấn độ dương không những cho thấy khuynh hướng gia tăng hoạt động tàu ngầm trong vùng Đông Á châu, nhưng còn mang theo một sự răn đe khác.

Cả ba chiếc tàu ngầm loại Ohio này vừa được cải tiến để từ chuyên mang hỏa tiển đạn đạo nguyên tử thời chiến tranh lạnh, nay còn được trang bị thêm những vũ khí khác – máy dò được nâng cấp, lực lượng đặc biệt và quan trọng hơn, là số lượng lớn đầu đạn tầm xa Tomahawk, là loại hỏa tiển có thể được điều khiển để có tầm bay thấp, được chế tạo nhằm tấn công các mục tiêu trên đất liền.

Tổng cộng hỏa lực của cả ba chiếc này, là 462 hỏa tiển Tomahawks, trên 60 phần trăm tổng số tiềm năng hỏa tiển Tomahawks của toàn bộ Đệ thất Hạm đội hải quân Hoa Kỳ nằm ở Nhật Bản -- vốn là cốt lõi của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ ở vùng Đông Á châu này.

Một Hải đoàn Tấn công Hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ. Nguồn: Freerepublic.com
Cho dù sự hiện hiện của ba chiếc tàu ngầm trong vùng Đông Á châu xảy ra thầm lặng, không khua chiên đánh trống, nhưng điều này bắt đầu dao động toàn vùng. Viên chức Hoa Kỳ trước sau như một cho rằng đây là kế hoạch triển khai dài hạn và không nhắm vào một nước hay một biến cố mang tính khủng hoảng nào -- chẳng hạn như sự căng thẳng cao độ sau việc Bắc Hàn đánh chìm một chiến hạm của Nam Hàn – nhưng rõ ràng, cái thông điệp Hoa Kỳ gởi ra chắc chắn Bắc Kinh không thể làm ngơ được.

Một tùy viên quân sự Á châu thâm niên, người có mối quan hệ gần gũi với giới quân sự cả Hoa Kỳ và Trung Quốc nhận xét rằng “nói gì thì nói, hơn 460 hỏa tiển Tomahawks là một lượng hỏa lực hùng hậu”.

“Đây là một dấu hiệu khác cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm không những duy trì tính ưu thế quân sự của mình trong vùng Á châu, nhưng cũng muốn cho thấy họ đang làm vậy, đó là một thông điệp gởi đến Bắc Kinh và cho tất cả mọi người, không cần biết anh là đồng minh của Hoa Kỳ hay là một nước đang còn lững lơ đứng giữa.”

Những nhà ngoại giao Á châu khác nói rằng sự biểu dương sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ có thể phản ảnh mối quan tâm chung, ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây từ các nước láng giềng của Trung Quốc, là những nước âm thầm thúc đẩy, kêu gọi Hoa Kỳ phải làm nhiều hơn nữa để đối đầu với quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân của Trung Quốc trong vùng Đông Á. Những cuộc tập trận của Trung Quốc càng lúc càng được gia tăng cả số lượng lẫn phạm vi hoạt động trong những tháng gần đây, với chiến hạm Trung Quốc hiện diện đằng sau những quần đảo nằm ngoài khơi Nhật Bản và sâu trong vùng biển Nam Hải đang còn tranh chấp giữa các nước trong vùng.

“Nhật Bản, Nam Hàn, Nam Dương, Việt Nam, Mã Lai Á, Singapore và Úc Đại Lợi -- tất cả những nước này đều tích cực bày tỏ mối quan tâm của họ âm thầm, đằng sau lưng,” một nhà ngoại giao Á châu khác nói. “Không có chuyện gì nóng sốt hơn ở lúc này ngoài vấn đề tham vọng khống chế mặt biển của hải quân Trung Quốc.”

Trong lúc ở Hoa Thạnh Đốn, mối quan tâm hiện nay là sự triển khai hỏa tiển ở vùng Đông Á. Những con số do Ngũ Giác Đài (Pentagon) ước tính gợi ý Trung Quốc đang gia tăng số lượng hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn cũng như hỏa tiển chính xác tầm xa, và gia tăng khả năng của các loại hỏa tiển này.

USS Florida SSGN 728. Nguồn: Freerepuble.com
Bản báo cáo mới đây nhất về sự hiện đại hóa quân sự Trung Quốc ước tính số lượng hỏa tiển trong kho dự trữ vào tháng Chín năm 2008 là khoảng 1.050 cho đến 1.150 hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn đã và đang được gia tăng thêm 100 hỏa tiển hằng năm, phần lớn tập trung ở biên giới nhắm vào Đài Loan. Con số ước tính của Nam Hàn cho hay Bắc Hàn đã dàn khoảng 650 hỏa tiển đạn đạo tầm ngắn. Bản báo cáo gần đây từ viện nghiên cứu Dự án 2049 có trụ sở ở Hoa Thạnh Đốn ghi nhận hỏa tiển quy ước và hỏa tiển tầm dài phóng từ mặt đất được triển khai quy mô hơn giờ đây là “trọng tâm của chiến lược quân sự và chính trị của Trung Quốc”. Cùng lúc với khả năng không gian được cải thiện, chẳng hạn như máy dò điện tử, chừng hơn 15 năm nữa Trung Quốc có lẽ “sẽ nâng sự tự tin về khả năng thống trị không gian trong vùng ngoại biên của mình”, theo bản báo cáo này. Bản báo cáo cũng ghi nhận là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể thách đố hệ thống phòng thủ của Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ, cũng như lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng tây Thái Bình Dương.

“Điều này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn trong mối quan hệ của mình đối với các nước láng giềng,” theo bản báo cáo được soạn bởi nhà phân tích Mark Stokes và Ian Easton.

“Sự chuyển hướng mang tính chiến lược trong sự cân bằng không gian (ở vùng Đông Á này) cũng có thể làm sáng tỏ mối liên kết của những đồng minh của Hoa Kỳ và làm cho những nước đồng minh hay và nước bạn nghĩ đến khả năng sắm vũ khí có sức hủy diệt cao, như một sự bảo đảm chống lại sự mất cân bằng không mấy thuận lợi,” theo bản báo cáo cho hay.

Chính sách được hoạch định từ thời tổng thống George W. Bush, một đảng viên đảng Cộng hoà, đang được tiếp tục bởi người kế nhiệm ông, Tổng thống thuộc đảng Dân chủ ông Barack Obama, đó là kế hoạch Ngũ Giác Đài chuyển 60 phần trăm của tổng số 53 chiếc tàu ngầm loại tấn công nhanh qua vùng Thái Bình Dương -- một kế hoạch triển khai có thể nói giờ như đã hoàn tất. Nhưng, sự hiện diện của các chiếc tàu ngầm lớn hơn với khả năng phóng hỏa tiển tầm dài - như ba chiếc USS Florida, USS Michigan và USS Ohio - cho thấy, tư thế lực lượng tiền phương của Hoa Kỳ sẽ to lớn, mạnh mẽ hơn một cách đáng kể.

Sơ đồ bên trong USS Florida, tàu ngầm loại Ohio. Nguồn: freerepublic.com
Trong thời gian nằm ở vùng biển phía tây của Hoa Kỳ, chiếc tàu ngầm USS Ohio chẳng hạn, đã hoạt động ngoài khơi đảo Guam trong gần suốt cả năm qua, khai thác lợi thế vị trí của quần đảo này để triển khai hoạt động trong vùng tây Thái Bình Dương.

Chiếc USS Ohio sẽ trở về lại trong thời gian gần đây, nhưng hai chiếc USS Florida và USS Michigan có lẽ sẽ ở lại và hoạt động trong vùng này trong nhiều tháng tới, dùng đảo Guam và có thể cả đảo Diego Garcia nữa cho những sửa chữa cần thiết và thay đổi thủy thủ đoàn.

Sự hiện diện của chiếc USS Florida, có căn cứ nằm ở phía đông Hoa Kỳ, tuồng như xác nhận Hoa Kỳ vẫn thường đưa tàu ngầm chạy dưới băng bắc cực để vào vùng Đông Á. Một số hải cảng nằm ở phía đông Hoa Kỳ, nếu đi ngang qua tuyến này, lại gần vùng Đông Á hơn một số căn cứ của hải quân Hoa Kỳ nằm ở phía tây, chẳng hạn như San Diego.

Mới có thêm một chiếc tàu ngầm được biến cải để mang được đầu đạn hỏa tiển tầm dài và đây là lần đầu tiên hết thảy cả bốn chiếc này hiện đang được triển khai hoạt động cùng lúc. Thông báo việc triển khai này hôm đầu tháng, chỉ huy trưởng Hải đội Tàu ngầm 19, đại tá John Tammen nhấn mạnh đến “những khả năng chuyển đổi” của tàu ngầm được trang bị với hỏa tiển tầm xa. “Những chiếc tàu ngầm này sẽ tạo điều kiện cho người chỉ huy trên chiến trận cái khả năng tác chiến được gia tăng đáng kể, và cho họ nhiều sự chọn lựa để giải quyết và ngăn chận sự xung đột,” ông Tammen nói.


© DCVOnline