Thursday 10 April 2014

Trung Quốc sẽ bị Mỹ đánh nếu tìm cách chiếm Bãi Cỏ Mây?


Cập nhật lúc: 4/5/2014 10:33:20 PM
Trung Quốc sẽ bị Mỹ đánh nếu tìm cách chiếm Bãi Cỏ Mây?


Cảnh sát biển Trung Quốc tìm cách chặn đường tàu tiếp tế của Phi Luật Tân tới Bãi Cỏ Mây. Photo Courtesy: AFP

Hôm 4.4, ông Harry Roque, một chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Philippines, cảnh cáo Trung Quốc không nên tìm cách kéo chiếc tàu chiến cũ nát Sierra Madre của hải quân Phi Luật Tân vì như vậy Mỹ buộc sẽ phải can thiệp theo Hiệp ước Phòng thủ Chung được ký kết giữa hai nước.

Theo ông Harry Roque nhận định nếu Trung Quốc tìm cách kéo tàu cũ nát Sierra Madre của hải quân Phi Luật Tân ra khỏi bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện do Phi Luật Tân chiếm giữ trái phép) sẽ được coi là một hành động châm ngòi cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Á.

Ông Roque nói: “Nếu Trung Quốc không chịu nhượng bộ, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể châm ngòi cho cuộc xung đột vũ trang lớn nhất tại khu vực trong hàng chục năm qua.”

Giáo sư Roque nhấn mạnh rằng mặc dù trước đây người ta hay gọi tàu Sierra Madre là một “phương tiện vô chủ”, tuy nhiên gần đây chính phủ Phi Luật Tân đã mô tả chiếc tàu chiến cũ nát này là một “phương tiện thuộc biên chế hải quân”.

Năm 1999, hải quân Phi Luật Tân đã cho chiếc tàu chiến cũ này ủi thẳng vào Bãi Cỏ Mây và biến nó thành một căn cứ quân sự cho một tiểu đội thủy quân lục chiến đồn trú. Tuy nhiên với việc khẳng định Sierra Madre là một phương tiện thuộc biên chế hải quân, Phi Luật Tân muốn khẳng định chủ quyền của mình đối với bãi cạn này.

Theo ông Roque, đó là lý do tại sao Trung Quốc nên “suy nghĩ lại” trước khi thực hiện kế hoạch kéo con tàu Sierra Madre cùng tiểu đội thủy quân lục chiến đồn trú trên đó ra khỏi Bãi Cỏ Mây, bởi hành động đó sẽ tự động kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ Chung giữa Phi Luật Tân và Mỹ, buộc Mỹ phải ra tay can thiệp bằng hành động quân sự.

Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc nhằm kéo tàu Sierra Madre khỏi Bãi Cỏ Mây, ông Roque nói rằng Trung Quốc rất có thể đang xây dựng kế hoạch như vậy, vì họ đang bước vào giai đoạn tiếp theo của chiến lược biển 50 năm, trong đó có việc “bác bỏ việc sở hữu các vùng biển duyên hải khác” trên Biển Đông.

Tổng hợp
source
TiViTuanSan