Saturday, 22 September 2012
Thế kỷ Trung Quốc?
Tuesday, 8 May 2012
Vụ tranh chấp Bãi Đá Ngầm Scarborough gia tăng cường độ khi Đài Loan nhảy vào
|
Thursday, 03 May 2012 18:16 |
Cali Today News - Chiều thứ năm 3/5 tin tức về vụ tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Bãi Đá Ngầm Scarborough đã “nóng thêm” khi quốc gia thứ ba là Đài Loan nhảy vào cuộc tranh giành. Rõ ràng chính phủ Philippines rất bực mình trước diễn tiến này, nhưng đồng thời nó cũng chứng minh là Trung Quốc đã sai khi cứ nói “tranh chấp Scarborough là tranh chấp song phương mà thôi” Raul C.Pangalangan, môt cây bút bình luận của báo chí Philippines cho là “TQ không thể coi thường Philippines như một đồng minh của Hoa Kỳ. Philippines là một quốc gia có chủ quyền và đang hành xử quyền bảo vệ lãnh thổ” Ông cho là “cũng như TQ, Đài Loan vạch ra “đường lưỡi bò” rất vô lý, chiếm trọn Biển Đông”. Đường hình chữ U này do Quốc Dân Đảng Trung Hoa vẽ ra vào những năm 1930 và 1947 khi đảng này còn thống trị ở lục địa TQ. Giờ đây dù đã thu hẹp lại chỉ còn quyền lực ở Đài Loan, thì chính phủ xứ này vẫn có lối hành xử như xưa, nghĩa là bất di bất dịch ở Biển Đông. Ông Panlalangan nói Đài Loan “im hơi” khi xảy ra chiến tranh Việt-Trung ở Trường Sa, giờ đây lại chạy theo đuôi đàng anh TQ để lên tiếng ăn phần. Đài Loan đã chiếm đảo Itu Aba là đảo lớn nhất của Trường Sơn, thì giờ đây vì lý do gì mà Đài Loan lại lên tiếng về vụ Scarborough trong khi chỉ có tàu của TQ và của Philippines chạm trán nơi đây? Có nhiều điều trái khoái ở đây, theo ông Panlalangan. Vì hai quốc gia Đài Loan và Philippines không có quan hệ ngoại giao chính thức, làm sao nói chuyện. Vả lại nếu có “nói chuyện với Đài Loan” là sẽ “đụng ngay với Bắc Kinh” vì TQ luôn xem Đài Loan là…sân sau, giờ đây làm sao mà nâng cấp lên hàng quốc gia để nói chuyện? Trường Giang (nguồn Philippine Daily Inquirer) source Cali Today News |
Trung Quốc chuẩn bị khai thác dầu ở Biển Đông
Thứ Ba, 08 tháng 5 2012
Trung Quốc chuẩn bị khai thác dầu ở Biển Đông
Bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi từ Bắc Kinh hôm thứ Ba cho biết giàn khoan của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày thứ tư trong khu vực cách Hồng Kông 320 kilo mét về hướng đông nam và sẽ khoan với độ sâu 1.500 mét.
Khu vực hoạt động của giàn khoan lớn nhất của Trung Quốc có tên “Dầu khí Hải dương 981” dường như là nơi không có tranh chấp, nhưng về hướng đông nam của địa điểm này, các chiếc tàu của Trung Quốc và Philippines đang tiếp tục đối đầu với nhau vì vụ tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough.
Vụ đối đầu bùng ra ngày 10 tháng tư, khi hải quân Philippines định bắt giữ các tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển cách Philippines 230 kilo mét về hướng tây bắc, nhưng bị các tàu “hải giám” của Trung Quốc ngăn chặn.
Hôm nay Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ đã triệu nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines ở Bắc Kinh đến để than phiền lần thứ ba trong vài tuần nay về vụ đối đầu này.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Anh nói với Tham tán Alex Chua của Philippines rằng Manila đang làm cho căng thẳng leo thang và gây khó khăn thêm cho việc tìm kiếm một giải pháp thông qua thương lượng. Bản tin trên đài truyền hình Trung Quốc trích lời bà Phó Anh nói rằng “Trung Quốc hy vọng Philippines sẽ không phán đoán tình hình một cách sai lạc và không gia tăng căng thẳng mà không xét tới những hậu quả.”
Năm 2009 Trung Quốc nộp cho Liên hiệp quốc một bản đồ để đòi chủ quyền hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông, nhưng chưa xác minh nội dung chính xác của đòi hỏi của họ đối với khoảng 200 hòn đào, đảo san hô và bãi đá ngầm trong vùng biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên này.
Hiện có 5 nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông là Đài Loan, Philippines, Brunei, Malaysia, và Việt Nam.
Khi loan tin về tàu khoan dầu “981” của Trung Quốc, báo chí do nhà nước kiểm soát ở (...) ngày hôm nay nói rằng “Trung Quốc bắt đầu kế hoạch thâu tóm Biển Đông.” Nhưng họ cũng cho rằng kế hoạch này đang gặp trở ngại lớn vì nhiều nước trong khu vực “muốn quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” và “nhiều nước lớn muốn can thiệp vào các cuộc tranh chấp này.”
source
VOA Vietnamese
Monday, 9 April 2012
Tranh chấp với Iran ngày càng nóng, Mỹ đưa hàng không mẫu hạm thứ nhì đến vùng Vịnh
Monday, 09 April 2012 11:23 |
Cali Today News - Thứ hai 9/4 Hoa Kỳ loan báo đã điều thêm một hàng không mẫu hạm thứ nhì đến vùng Vịnh Ba Tư, giữa lúc tranh chấp với Iran về vấn đề nguyên tử thêm căng thẳng. Chiếc tàu USS Enterprise sẽ cùng với chiếc Abraham Lincoln sẽ là sự kiện lần thứ 4 mà Hải Quân Hoa Kỳ cho 2 hàng không mẫu hạm xuất hiện cùng lúc trong Vịnh Ba Tư từ 10 năm qua. Hai chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ yểm trợ các hoạt động của quân đội NATO ở Afghanistan và các hoạt động chống hải tặc ngoài khơi Somali, lẫn cả trong vùng Vịnh Aden. Hai hàng không mẫu hạm này cũng sẽ kiểm soát các lộ trình hải hành quan trọng của các tàu chở dầu mà Iran từng hăm dọa đóng lại nhằm trả đũa cho các đòn trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran. Đại diện của Đệ Ngũ Hạm Đội Mỹ có căn cứ ở Bahrain là bà Derrick-Frost cho hay “vụ điều chiến hạm như thế là bình thường và không hề có tính cách đe dọa”, nhưng bà không nói hai hàng không mẫu hạm này sẽ lưu lại ở vùng này đến bao lâu. Chiếc Enterprise là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hoa Kỳ trước đây vận hành bằng năng lượng nguyên tử vào năm 1961, có căn cứ ở Norfolk, Virginia. Hiện nay nó đang thực hiện sứ mạng sau cùng, trước khi về hưu vào mùa thu này. Trần Vũ theo AP source: Calitoday News |
Tuesday, 3 April 2012
Thủy quân lục chiến Mỹ đến Darwin
Thủy quân lục chiến Mỹ đến Darwin
Khoảng 200 thủy quân lục chiến đầu tiên của Mỹ đã có mặt ở căn cứ Darwin, Úc, trong một phần chiến lược gia tăng quân sự mà Wasington đề ra ở châu Á - Thái Bình Dương.
Dự kiến đến năm 2017, sẽ có tổng cộng 2500 lính Mỹ được điều tới miền bắc nước Úc theo nhiệm kỳ luân phiên sáu tháng.
Thỏa thuận tăng cường thủy quân lục chiến được Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Julia Gillard thông báo vào năm ngoái.
200 người lính đầu tiên từ Tiểu đoàn 2 đóng ở Hawaii đã được Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith chào đón khi họ xuống máy bay ở phi trường Darwin đêm 3/4.
Đơn vị này gần đây tham gia chiến đấu ở Afghanistan.
Phía Mỹ cho biết họ sẽ luyện tập cùng quân Úc và cũng sẽ đi thăm và tập luyện ở một số nước trong vùng.
Quyết định đưa thủy quân lục chiến Mỹ đến Úc có sau khi Hoa Kỳ thi hành chính sách quốc phòng mới, chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương.
Cảng Darwin cách Indonesia khoảng 820 cây số, giúp thủy quân lục chiến Mỹ có thể phản ứng nhanh nếu xảy ra vấn đề an ninh hay nhân đạo tại Đông Nam Á.
Trung Quốc đã chất vấn liệu tăng cường liên minh quân sự có ích gì cho khu vực và liệu đây có phải là nhắm riêng đến Trung Quốc.
Khi thông báo về việc triển khai lính ở Úc tháng 11 năm ngoái, ông Obama nhấn mạnh đó không phải là nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh.
"Chúng tôi chào đón một Trung Quốc đi lên, hòa bình," ông Obama nói.
source
BBC Vietnamese