Tuesday 26 November 2013

Tàu Liêu Ninh lần đầu xuống Biển Đông


Cập nhật: 10:39 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013

Lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh sẽ đến vùng Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố đã cử hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống vùng Biển Đông để 'nghiên cứu và diễn tập quân sự' trong lúc căng thẳng quốc tế ở Biển Hoa Đông vì chế độ 'vùng phòng không' Bắc Kinh lập ra vẫn cao.
Các hãng thông tấn trích nguồn tin từ Bắc Kinh nói rằng chiếc tàu vốn của Ukraina mà Trung Quốc mua và cải tiến, lắp đặt lại cho mục tiêu huấn luyện quân sự đã thực hiện hơn 100 cuộc diễn tập, thí nghiệm.

Hãng tin này cũng viết hôm 26/11 rằng đây cũng là thời gian "có căng thẳng về kế hoạch của Trung Quốc nhằm lập ra vùng phòng không tại vùng biển tranh chấp với Nhật Bản".Nhưng đây là lần đầu tiên Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc cử tàu này đến "vùng Biển Nam Trung Hoa hôm thứ Ba giữa lúc tranh chấp biển đảo với các láng giềng", theo Reuters.

Tham vọng đại dương

Dù được trang bị công nghệ thua kém Hoa Kỳ hàng chục năm, tàu Liêu Ninh thể hiện "tham vọng đại dương của Hải quân Trung Quốc và là tâm điểm của chiến dịch thổi dậy lòng ái quốc", theo Reuters.
Trang web Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc cho hay tàu Liêu Ninh đã rời cảng ở Thanh Đảo cùng hai khu trục hạm và hai tàu hộ vệ.
Trang này cũng cho hay tàu Liêu Ninh sẽ "thực hiện các nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và cả diễn tập quân sự".
Trước đó, hàng không mẫu hạm duy nhất này của Trung Quốc mới chỉ ra vùng Hoàng Hải.
"Trung Quốc cũng tuyên bố có 'lợi ích mở rộng' tại các vùng xa bờ và đại dương nên cần phát triển hải quân tương ứng"
Theo BBC Tiếng Trung tại London, hiện chưa rõ hải trình của tàu Liêu Ninh sẽ qua các khu vực nào trên đường từ Thanh Đảo xuống vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Báo Trung Quốc nói cùng tàu sân bay Liêu Ninh còn có bốn tàu lập thành cụm chiến hạm gồm tàu khu trục Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và hai tàu hộ vệ Yên Đài, Duy Phường.
Trên tuyến đường từ Bắc xuống Nam này chính là khu vực có tranh chấp Trung - Nhật về Điếu Ngư/Senkaku.
Cũng chưa rõ khi nào tàu Liêu Ninh sẽ tới Biển Đông, nơi tranh chấp với Việt Nam, Philippines và một số nước khác vẫn tiếp tục.
Trang web của Hải quân Trung Quốc khẳng định chuyến đi xuống vùng biển Đông Nam Á "chỉ là sứ vụ bình thường" và tàu Liêu Ninh "vẫn trong giai đoạn chạy thử".
Trong chiến lược thực hiện tham vọng đại dương, tàu Liên Ninh được Trung Quốc hạ thủy tháng 9/2012 nhằm đưa Hải quân Quân Giải Phóng Trung Quốc vươn ra các vùng biển xa.
Theo đánh giá của Philip Walker trên trang Foreign Policy, chiến lược ‘nước xanh’ của Trung Quốc là một bước bứt phá khỏi hoạt động hải quân truyền thống vốn tập trung vào bảo vệ bờ biển.
Trung Quốc cũng tuyên bố có “lợi ích mở rộng” tại các vùng xa bờ và đại dương nên cần phát triển hải quân tương ứng.
Hiện các nhà quan sát ghi nhận Trung Quốc coi vùng Biển Đông, biển Hoa Đông là các nơi thuộc “lợi ích cốt lõi” cần bảo vệ.
Những năm qua Hải quân Trung Quốc đã có các chuyến hải hành sang cả vùng Vịnh Aden ở châu Phi và bắt đầu tuần tra vùng biển ở Tây Thái Bình Dương vốn là nơi Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tuần tra, theo ông Philip Walker.
source
BBC Vietnamese

Thursday 7 November 2013

Đảo GUAM



Đảo GUAM


Đảo GUAM

image
Guam là căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ, được cả hải quân và không quân Mỹ sử dụng, với số lượng binh sĩ khổng lồ và những thiết bị, vũ khí hiện đại. Nó có vai trò không khác gì một “Hàng Không Mẫu Hạm khổng lồ”.
image
Guam là căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương, cách Hawaii hơn 5.000 km về phía tây, cách Philippines và Nhật Bản hơn 2.000 km về phía đông và phía nam. Guam cách bán đảo  Triều Tiên vài giờ bay. Đây là lãnh thổ của Mỹ và có khoảng 6.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây.
image
Guam là căn cứ quân sự ở tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế chiến II, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong nhiều thập niên. Guam chẳng khác nào một “HKMH” của Mỹ tại tây Thái Bình Dương.
image
Mỹ đặt căn cứ hải quân tại cảng Apra ở Guam với 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo.
image
Đây cũng là “nhà” của những máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất như B-52H, B-1B, B-2A. Ngoài ra, còn có một số đơn vị phi cơ chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng.
image
Guam là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ. Căn cứ Andersen trên đảo có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động linh hoạt và đặc biệt cho Bộ Chỉ huy ở tây Thái Bình Dương và Đông Á, hỗ trợ trong cả các cuộc xung đột cục bộ lẫn tác chiến lâu dài.
image
Các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Mỹ xếp hàng dài tại căn cứ. Guam là nơi mà trong Thế chiến II, khoảng 1.000 chiếc B-29 cất cánh bay tới quần đảo Nhật Bản để dội bom. Cũng từ điểm này, máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945.
image
Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một siêu căn cứ quân sự tại đây với tổng chi phí lên đến 11 tỷ USD gồm các công trình bến cho HKMH năng lượng hạt nhân, hệ thống hỏa tiển phòng thủ, các thao trường huấn luyện bắn đạn thật. Căn cứ quân sự trên đảo cũng sẽ được mở rộng. Trong ảnh là tàu chiến Mỹ USS New Jersey BB-62 cập cảng Apra.
image
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Cheynne lớp 6681 tiến vào lối phía bắc của căn cứ hải quân ở Guam.
image
Trong tương lai, Guam dự kiến sẽ có sự hiện diện của lực lượng TQLC Mỹ được di chuyển về từ căn cứ của Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản.
image
Về mặt chiến lược, căn cứ Andersen rất quan trọng với không quân Mỹ, bởi nó cung cấp khả năng bao quát toàn vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Ngoài ra, Guam cũng nằm ngoài bán kính hoạt động của các máy bay xuất phát từ căn cứ ở khu vực châu Á, không giống như các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong vòng “nguy hiểm”.
image
Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết sẽ khai triển hệ thống tên lửa THAAD cũng như các phi cơ đánh chặn trên mặt đất tại căn cứ quân sự ở đảo Guam, để đối phó với nguy cơ tấn công từ Bắc Hàn.
(NHN)
source
Tre Dep Online